Học Bảo quản hiện vật bảo tàng, học gì?

“Học bảo quản học gì vậy Cô”

“Em sợ học hóa lắm”

“Khó lắm”

Đó là các câu hỏi thường gặp khi chúng tôi tư vấn chuyên ngành cho các sinh viên.

Nhưng hôm nay,

-  Nhìn cách các em chăm chú dùng từng que bông lăn trên bề mặt hiện vật một cách nhẹ nhàng, tỉ mĩ;

- Nhìn đôi tay khéo léo cẩn thận trám từng mãnh vở trên thân gốm, những mãnh vở dưới chân các em “bất chấp” lăn lộn người để có thể hoàn thành một cách chỉn chu nhất;

- Nhìn ánh mắt căng thẳng theo dõi bạn, khi bạn dùng dung môi bóc vết keo ra khỏi bề mặt gốm sao cho không làm hư hại bề mặt gốm;

- Nhìn nụ cười tràn đầy hạnh phúc khi từ những mãnh vở vụn vặt kết lại gắn lại thành một hiện vật hoàn thiện

 

Tất cả, tất cả Thầy cô đã tin, các bạn đã có câu trả lời cho riêng mình, “Học bảo quản học gì”

 

Sinh viên bảo quan hiên vật trống và thạp

Học “Bảo quản hiện vật bảo tàng” sẽ được gì

Trang bị các kiến thức:

+ Hiểu về hiện vật, về lịch sử, về chất liệu, về kỹ thuật làm ra hiện vật

+ Nhận biết và phân tích các mối nguy, hư hỏng xảy ra đối với các hiện vật bảo tàng dựa trên những hiểu biết về các điều kiện tự nhiên (khí hậu, môi trường,…), lịch sử, xã hội và con người;

+ Có khả năng đề xuất và đưa ra các phương pháp bảo quản phòng ngừa và trị liệu cho các hiện vật bảo tàng theo từng chất liệu cụ thể: hiện vật kim lọai, gốm, đá, thủy tinh, đồ dệt, đồ gỗ, da, sừng, phim, ảnh, băng đĩa…

+ Xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các hiện vật trong kho bảo quản cũng như trong bảo tàng.

Trang bị các kỹ năng:

+ Vệ sinh hiện vật bằng nhiều phương pháp: cơ học, hóa học, điện hóa…

+ Bảo quản phục chế hiện vật: găn chắp, trám vá và tinh chỉnh các mãnh gốm, loại muối trong hiện vật gốm và kim loại, khử axit cho hiện vật giấy, bồi giấy,,,,

Để tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành rèn luyên tay nghề, Khoa được nhà Trường trạng bị 1 phòng Kho với gần 2000 hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau như gốm, kim loại, vải, gỗ, giấy…; 1 phòng thực hành bảo quản được trang bị đầy đủ hóa chất, dụng cụ; Phòng truyền thống cũng là nơi sinh viên thực hành trưng bày, triển lãm

Môi trường học cơi mở thân thiện cùng nhau học tập, cùng nhau rèn luyện , cùng nhau trao đổi, cùng nhau chuẩn bị hành trang vào đời.

Thầy Cô tin các bạn sẽ tìm được niềm vui, những người bạn, những cách sống, cách làm việc và đặc biệt các kiến thức bổ ích khi góp tên trở thành thành của đại gia đình Khoa Di sản văn hóa.

 

Khoa Di sản Văn hóa

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases